Mẫu Báo Cáo An Toàn Vệ Sinh Môi Trường Lao Động Mới Nhất Chính Xác Và Đầy Đủ Nhất 

Mẫu báo cáo công tác an toàn vệ sinh lao động là loại báo cáo mà doanh nghiệp bạn phải nộp lên cho cơ quan chức năng để có thể tiếp tục hoạt động. Tuy vậy, bạn vẫn không biết bắt đầu từ đâu? Bạn không biết Mẫu báo cáo công tác an toàn vệ sinh lao động nào là chính xác? Bạn tìm kiếm một giải pháp giá rẻ, tiếp kiệm được nhiều thời gian và công sức?

Vậy sau đây, hãy để Sài Gòn Xanh tây Ninh giới thiệu cho bạn về Mẫu báo cáo công tác an toàn vệ sinh lao động chính xác và đầy đủ nhất nhé!

 

I/ Mẫu báo cáo công tác an toàn vệ sinh lao động là gì?

Mẫu báo cáo công tác an toàn vệ sinh lao động là loại báo cáo hằng năm mà doanh nghiệp phải thực hiện. Báo cáo trình lên cho cơ quan có thẩm quyền, thông tin tổng kết về công tác an toàn và vệ sinh lao động của doanh nghiệp, để phục vụ mục đích giám sát.

II/ Các chỉ tiêu và nội dung của mẫu báo cáo công tác an toàn vệ sinh lao động

Mẫu báo cáo công tác an toàn vệ sinh lao động là một loại báo cáo gồm nhiều hạng mục và nội dung, trong đó có 2 nội dung chính và hơn 13 chỉ tiêu đánh giá.

2.1 Nội dung của mẫu báo cáo công tác an toàn vệ sinh lao động

Mẫu báo cáo công tác an toàn vệ sinh lao động được chia thành 2 phần: Phần thông tin chung doanh nghiệp và Các chỉ tiêu báo cáo.

- Phần thông tin chung doanh nghiệp: Bao gồm các mục cơ bản về thông tin, địa chỉ cũng như phương thức liên lạc của doanh nghiệp. Trong đó có: Tên, ngành nghề sản xuất, loại hình, cơ quan cấp trên tực tiếp quản lý, địa chỉ nhà và số điện thoại công ty.

- Phần các chỉ tiêu báo cáo: Bao gồm: 2 hạng mục với hơn 13 chỉ tiêu khác nhau.

  1. Xem thêm: Luật an toàn vệ sinh lao động mới nhất năm 2021

2.2 Các chỉ tiêu có trong mẫu báo cáo công tác an toàn vệ sinh lao động

Phần chỉ tiêu là phần chính và là phần quan trọng nhất trong Mẫu báo cáo công tác an toàn vệ sinh lao động. Phần này gồm 2 phần khác nhau:

- Phần 1: Báo cáo chung: Gồm 13 chỉ tiêu: Thông tin lao động; Thông tin về tai nạn lao động; Thông tin về bệnh nghề nhiệp; Kết quả phân loại sức khoẻ người lao động; Công tác huấn luyện về an toàn – vệ sinh lao động; Máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động; Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi; Bồi dưỡng chống độc hại bằng hiện vật; Tình hình quan trắc môi trường lao động; Chi phí thực hiện kế hoạch an toàn, vệ sinh lao động; Tổ chức cung cấp dịch vụ; Thời Điểm tổ chức tiến hành đánh giá định kỳ nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động; Đánh giá hiệu quả các biện pháp phòng chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại theo quy định tại Điều 7 Nghị định 39/2016/NĐ-CP.

- Phần 2:Kết quả đánh giá lần đầu nguy cơ rủi ro về an toàn, vệ sinh lao động khi bắt đầu hoạt động sản xuất, kinh doanh (nếu có). Bao gồm các mục: Các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại đã được nhận diện; Mức độ nghiêm trọng; Biện pháp phòng, chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại; Người/ bộ phận thực hiện các biện pháp phòng, chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại; Thời gian thực hiện các biện pháp phòng, chống các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại.

Công tác an toàn vệ sinh lao động trong nhà máy

Công tác an toàn vệ sinh lao động

III/ Tải mẫu báo cáo công tác an toàn vệ sinh lao động và hướng dẫn điền thông tin

Hiện nay trên các webside có hiển thị nhièu thông tin sai lệch hoặc không phù hợp với mẫu báo cáo công tác an toàn vệ sinh lao động. Vậy bạn có thể thao khảo, tải miễn phí mẫu báo cáo công tác an toàn vệ sinh lao động dưới đây để tránh sai lệch thông tin nhé!

3.1 Tải mẫu báo cáo công tác an toàn vệ sinh lao động

Mẫu báo cáo công tác an toàn vệ sinh lao động được quy định rõ tại Phụ lục II, thông tư số 07, năm 2016 của Bộ Lao Động-Thương Binh và Xã Hội. Bạn có thể tải mẫu báo cáo công tác an toàn vệ sinh lao động mới nhất TẠI ĐÂY.

3.2 Hướng dẫn điền một số thông tin chung có trong Mẫu báo cáo công tác an toàn vệ sinh lao động

* Phần mở đầu:

- Địa Phương: Bạn điền thông tin về nơi doanh nghiệp đang hoạt động.

- Doanh nghiêp, cơ sở: Bạn cần tiền đúng tên doanh nghiệp và số thứ tự của cơ sở nếu có.

- Kính gửi: Bạn điền tên cơ quan nhập báo cáo (Sở Lao Động-Thương Binh và Xã Hội cấp thành phố hoặc cấp tỉnh trực thuộc).

* Phần thông tin cụ thể:

- Tên: Viết rõ tên doanh nghiệp (Viết theo thông tin có trong giấy đăng ký kinh doanh).

- Ngành nghề sản xuất kinh doanh: Viết theo thông tin có trong giấy đăng ký kinh doanh.

- Loại hình doanh nghiệp: Xác đinh loại hình doanh nghiệp dựa vào thông tư 07/2016: Doanh nghiệp nhà nước; Công ty Trách nhiệm hữu hạn/ Công ty TNHH 01 thành viên; Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài/Công ty 100% vốn nước ngoài; Công ty cổ phần/Công ty cổ phần trên 51 % vốn thuộc sở hữu Nhà nước; Doanh nghiệp tư nhân; Công ty hợp danh; Hợp tác xã...

- Cơ quan cấp trên trực tiếp quản lý:

+ Nếu doanh nghiệp bạn là thành viên trong nhóm công ty: Ghi tên công ty mẹ hoặc tập đoàn kinh tế.

+ Nếu doanh nghiệp bạn là đơn vị thuộc Tổng công ty: Hãy viết tên của Tổng Công ty.

+ Nếu doanh nghiệp bạn là đơn vị trực thuộc Sở, Ban, Ngành địa phương: Hãy Viết tên của Sở, Ban, ngành đó.

+ Nếu doanh nghiệp bạn là đơn vị thuộc bộ hay cơ quan ngang bộ: Vậy hãy viết tên của Bộ hoặc cơ quan ngang Bộ đó.

Mẫu báo cáo an toàn vệ sinh lao động

Mẫu báo cáo công tác an toàn vệ sinh lao động

  1. Xem thêm: Cấp chứng chỉ huấn luyện an toàn vệ sinh lao động nhanh giá rẻ uy tính

IV/ Một số lưu ý khi lập Mẫu báo cáo công tác an toàn vệ sinh lao động

Khi lập, viết Mẫu báo cáo công tác an toàn vệ sinh lao động, sẽ có một số lưu ý quan trọng mà bạn cần phải biết như sau:

- Báo cáo phải được viết theo đúng mẫu đã được quy định tại Phụ lục II, NĐ 07/2016 và yêu cầu không được có sự sai lệch nào về nội dung cũng như hình thức.

- Nội dung của báo cáo phải chính xác, rõ ràng, rành mạch và mang đầy đủ thông tin.

- Thời hạn và địa điểm nộp báo cáo phải đảm bảo theo quy định của pháp luật.

V/ Thời hạn và địa điểm nộp Mẫu báo cáo công tác an toàn vệ sinh lao động

Theo nghị định số 07/2016/BLĐTBXH, quy định rằng: Người sử dụng lao động bắt buộc phải báo cáo an toàn và vệ sinh lao động về Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, Sở Y tế theo định kỳ hằng năm.

Doanh nghiệp có thể thực hiện gửi trực tiếp, bưu điện, bằng fax hoặc thư điện tử theo mẫu đã được quy định. Mẫu báo cáo công tác an toàn vệ sinh lao động phải được gửi trước 10/01 của năm tới.

VI/ Hình phạt pháp lý đối với không chấp hành lập Mẫu báo cáo công tác an toàn vệ sinh lao động

Căn cứ vào Điều 19, nghị định số 28, năm 2020 của Thủ tướng Chính Phủ về việc xử phạt hành chính trong lĩnh vực lao động như sau:

- Trường hợp doanh nghiệp Không thực hiện báo cáo, báo cáo không đầy đủ, báo cáo không chính xác hoặc nộp báo cáo công tác an toàn vệ sinh lao động muộn: Bị phạt tiền từ 1.000.000 đến 3.000.000 VNĐ.

- Trường hợp Doanh nghiệp không báo cáo, thống kê định kỳ về sự cố kỹ thuật hay tan nạn lao động trong công tác an toàn vệ sinh lao động gây hậu quả: Bị phạt tiền từ 5.000.000 đến 10.000.000 VNĐ.

           Xem tại đây

Đối với tất cả doanh nghiệp, cơ sở sản xuất kinh doanh các ngành nghề có sử dụng lao động, thì việc lập Mẫu báo cáo công tác an toàn vệ sinh lao động là cực kỳ cần thiết. Tuy vậy, đôi khi các doanh nghiệp không có đủ thời gian, kiến thức để thu thập thông tin và thực hiện các thủ tục. Vì thế, hiện nay, đa phần các doanh nghiệp sẽ lựa chọn một đối tác uy tín, để hỗ trợ lập Mẫu báo cáo công tác an toàn vệ sinh lao động.

Trên cơ sở đó, Sài Gòn Xanh Tây Ninh tự hào là đối tác tin cậy, uy tín, giá rẻ và được nhiều doanh nghiệp tin tưởng và hợp tác lâu dài. Chúng tôi đã tiến hành hỗ trợ lập Mẫu báo cáo công tác an toàn vệ sinh lao động nhanh chóng, giá rẻ và đầy đủ pháp lý cho nhiều công ty, nhà máy và đạt được sự hài lòng tuyệt đối từ quý khách hàng. Vậy, nếu bạn có nhu cầu hay có bất cứ khắc mắc nào, hãy liên hệ ngay đến Hotline: 0937 997 665 để được tư vấn và hướng dẫn tận tình nhất nhé!

Like và share