Chất thải rắn, thành phần phân loại và các quy trình xử lý tái chế
Chất thải rắn là loại chất thải phát sinh trong hầu hết hoạt động sinh hoạt, cũng như sản xuất của con người. Chất thải rắn là một mối hiểm hoạ tiềm tàng cho con người, sinh vật và môi trường nếu như không được thu gom và xử lý đúng cách.
Vậy sau đây, hãy cùng Sài Gòn Xanh Tây Ninh tìm hiểu về Chất thải rắn, thành phần phân loại và các quy trình xử lý qua bài viết này nhé!
I/ Định nghĩa về chất thải rắn
Chất thải rắn là loại chất thải ở dạng rắn, phát sinh thông qua các hoạt động của con người và các loài động vật.
VD: Bao nilon, giấy báo, các loại thực phẩm, bùn thải công nghiệp,…
II/ Phân loại chất thải rắn
Để có thể phân loại một cách chính xác và trực qua nhất về chất thải rắn, ta có thể dựa vào các tiêu chí: Nguồn gốc, thành phần hoá học, tính chất độc hại và khả năng cháy của chất thải.
Phân loại chất thải rắn
2.1 Phân loại chất thải rắn theo nguồn gốc
- Chất thải rắn sinh hoạt: Là loại chất thải phát sinh từ các hoạt động sinh hoạt hằng ngày của con người.
VD: Tóc rụng, thực phẩm thừa, bao nilon, áo quần cũ,…
- Chất thải rắn công nghiệp: Là loại chất thải rắn được sinh ra từ hoạt động sản xuất của các ngành sản xuất công nghiệp. Chất thải rắn công nghiệp chưa chia theo: Chất thải rắn công nghiệp thông thường và chất thải rắn công nghiệp nguy hại.
VD: Hoá chất nhuộm, bùn thải nguy hại từ chế biến thực phẩm, quặng thừa, kim loại nặng,…
- Chất thải rắn y tế: Là các loại chất thải bị loại bỏ từ các bệnh viện, phòng khám, các hoạt động y tế. Đây là loại chất thải chứa nhiều mầm bệnh và được xếp vào loại chất thải rắn nguy hại.
VD: Ống kim tiêm, ống chuyền thuốc, kim, bông, gạc, thuốc thừa,…
- Chất thải rắn đô thị: Là loại chất thải mà khu vực đô thị phát thải ra môi trường, thông qua hoạt động của các khu dân cư, khu công nghiệp, cơ quan, hộ gia đình,...
VD: Rác thải của khu dân cư, rác thải ở hộ gia đình, rác thải y tế,…
- Chất thải rắn xây dựng: Là loại chất thải rắn sinh ra từ quá trình phá bỏ, cải tạo hoặc xây mới của các ngành xây dựng.
VD: Sỏi, đá, vôi, xi măng, bê tông, thạch cao,…
- Chất thải rắn nông nghiệp: Là loại chất thải rắn sinh ra từ các quá trình sản xuất, chế biến nông sản. Chất thải rắn nông nghiệp được chia thành: Chất thải rắn trồng trọt và chất thải rắn từ chăn nuôi.
VD: Vỏ thuốc bảo vệ thực vật, kim tiêm động vật, lá, thân cành cây loại thải,…
2.2 Phân loại chất thải rắn theo thành phần hoá học
Người ta dựa vào cấu trúc và thành phần hoá học mà chia chất thải rắn thành:
- Chất thải rắn hữu cơ: Là các loại chất thải có cấu tạo hữu cơ: Phế phẩm từ thực vật, thực phẩm thừa,…
- Chất thải rắn vô cơ: Là chất thải như: Thuỷ tinh, cát, sỏi, vôi, thạch cao,…
2.3 Phân loại chất thải rắn theo tính chất độc hại
Dựa theo khả năng gây độc hại đến sinh vật và đến môi trường của chất thải rắn, mà người ta phân thành:
- Chất thải rắn thông thường: Là loại chất thải ít gây nguy hiểm đến môi trường.
VD: Giấy, phế phẩm của cây sau khai thác, thuỷ tinh,…
- Chất thải rắn nguy hại: Là loại chất thải nếu thải ra môi trường mà không qua xử lý sẽ gây tác hại cực lớn.
VD: Kim tiêm đã qua sử dụng, bùn thải từ sản xuất công nghiệp, thuốc nhuộm từ nhà máy dệt, phế phẩm từ ngành luyện kim…
2.4 Phân loại chất thải rắn theo khả năng cháy
Dựa vào khả năng cháy của chất thải rắn mà người ta chia thành:
- Chất thải rắn cháy được: Cao su, gỗ, giấy, cỏ, da, các loại thực phẩm,…
- Chất thải rắn không cháy được: Đá, kim loại, thuỷ tinh, sứ,…
- Các chất hỗn hợp: Tóc, đất, cát,…
III/ Tác hại của chất thải rắn
Chất thải rắn là loại chất thải có khả năng tồn tại lâu trong tự nhiên, không chỉ làm ô nhiễm đến môi trường, mà còn gây nguy hại cho động, thực vật và con người.
Đối với môi trường: Chất thải rắn có khả năng phát thải các chất khí độc như Clo, Flo, Metan,… sẽ làm thay đổi thành phần khí quyển cũng như thay đổi nhiệt độ khu vực sống. Trường hợp chất thải rắn bị cuốn vào nguồn nước sẽ gây ô nhiễm và phú dưỡng nguồn nước. Ngoài ra, chất thải rắn đọc hại khi ngấm vào đất, sẽ làm thay đổi kết cấu đất và gây tích luỹ độc tố trong thực vật.
Đối với sức khoẻ con người: Chất thải rắn phân huỷ sẽ thải ra các chất độc, các chất này sẽ tích luỹ trong các nông sản mà ta sử dụng hằng ngày. Ngoài ra, chất thải rắn độc hại, đặc biệt là chất thải luyện kim, có chứa nhiều kim loại nặng, có khả năng biến đổi gen và tế bào động vật cũng như con người. Nhìn chung, chất thải rắn có khả năng gây nên nhiều bệnh hại đến sức khoẻ con người, trong đó có bệnh ung thư.
IV/ Quy trình xử lý, tái chế chất thải rắn
Để có thể loại bỏ những tác hại của chất thải rắn đến con người và môi trường, ta phải có phương hướng xử lý chất thải rắn phù hợp.
4.1 Quy trình chung của xử lý chất thải rắn
Tuỳ vào mỗi loại chất thải rắn khác nhau mà ta sẽ có phương hướng xử lý khác nhau. Tuy vậy, ta có thể hình dung quy trình xử lý chất thải rắn bằng sơ đồ sau:
Sơ đồ quy trình xử lý chất thải rắn
4.2 Các phương pháp xử lý chất thải rắn thông dụng hiện nay
- Xử lý chất thải rắn bằng phương pháp đốt: Là phương pháp xử lý nhiệt, để khiến cho các thành phần độc hại trong chất thải rắn trở nên vô hại hoặc ít gây hại hơn. Chất thải rắn sau khi bị đốt bằng lò nung chuyên dụng sẽ chỉ còn lại xỉ than, cặn thì đem chôn, khí thải thì được xử lý lọc sạch.
- Xử lý chất thải rắn bằng cách chôn: Đây là phương pháp đơn giản và được ứng dụng nhiều nhất hiện nay. Chất thải rắn sau khi được phân loại sẽ được chôn xuống hố và được bọc chống thấm 2 đầu, giúp cho chất thải không ngấm vào đất hay nước. Vị trí chôn phải có kết cấu ổn định, xa khu dân cư và không bị trũng hay lún.
- Xử lý chất thải rắn bằng cách tái chế: Là phương pháp giúp tận dụng lại lượng tài nguyên từ các chất thải rắn, đồng thời giúp bảo vệ môi trường. Chất thải được tái chế thường là các kim loại hay khoáng vật.
- Xử lý chất thải rắn bằng kỹ thuật sinh học: Là kỹ thuật giúp tăng tốc độ phân huỷ của các loại rác thải hữu cơ từ y tế, snh hoạt hay nông nhiệp. Người ta thường ủ rác thải với các loại nấm, men trong điều kiện kỵ khí hay yếm khí. Sau một thời gian, toàn bộ rác thải sẽ chuyển thành chất khoáng hay vô cơ, có thể tận dụng để làm phân bón.
- Xử lý chất thải rắn bằng khí hoá Plasma: Đây được xem là phương pháp tối ưu và hiện đại nhất hiện nay. Chất thải qua xử lý có thể chuyển hoá thành các dạng năng lượng để sử dụng. Rác thải sẽ được nung bằng tia Plasma ở nhiệt độ 3000-7000oC, lúc này chất thải sẽ bị phân huỷ hoàn toàn mà không tạo ra khói hay cặn.
V/ Hình thức xử phạt khi không tuân thủ quy định về xử lý chất thải rắn
Đối với các hành vi xả thải chất thải rắn không qua xử lý ra môi trường đều sẽ bị xử phạt nghiêm khắc bởi pháp luật. Vậy theo Nghị định số 55, năm 2021 của Chính phủ bổ xung một số điều cho nghị định 155 năm 2016 về xử phạt hành chính trong lĩnh vực môi trường: Các hành vị xả chất thải rắn ra môi trường chưa qua xử lý, có thể bị xử phạt từ 1 đến 250 triệu đồng, tuỳ vào loại và mức độ vi phạm.
VI/ Dịch vụ xử lý chất thải rắn Sài Gòn Xanh Tây Ninh
Các hành vi cố ý xả thải ra môi trường dù là chất thải sinh hoạt hay chất thải rắn công nghiệp đều sẽ bị xử phạt nghiêm khắc.
Vậy, bạn là chủ doanh nghiệp, nhà máy sản xuất kinh danh? Bạn vẫn chưa tìm được phương hướng xử lý chất thải cho nhà máy mình? Bạn không biết phải bắt đầu xử lý từ đâu? Bạn không biết chuẩn bị các thủ tục, giấy tờ nào cho các hoạt động xử lý chất thải của doanh nghiệp bạn?
Hãy liên hệ ngay đến Sài Gòn Xanh Tây Ninh chúng tôi. Chúng tôi tự hào là doanh nghiệp uy tín, giá rẻ, chất lượng và đi đầu trong lĩnh vực xử lý chất thải cũng như tư vấn môi trường. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về Chất thải rắn hãy liên hệ ngay đến Hotline: 0937 997 665 để được tư vấn nhanh và tốt nhất nhé!