Luật xuất nhập cảnh mới nhất năm 2021
Trước tình hình đại dịch covid-19, tình hình xuất nhập cảnh, quá cảnh, lưu trú của người nước ngoài tại Việt Nam đã có những thay đổi. Trên cơ sở Luật số 47, năm 2014 (Luật Nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam), Quốc Hội đã thực hiện sửa đổi bộ luật mới vào 25/11/2019-2021 (Sau đây xin gọi là Luật xuất nhập cảnh 2019-2021).
Vậy có những quy định nào cần lưu ý cho người nước ngoài tại Việt Nam? Những thủ tục đăng kí cho người nước ngoài đã thay đổi như thế nào trước tình hình đại dịch covid-19.
Sau đây, hãy cùng Giaypheptayninh tìm hiểu về những điểm lưu ý về luật xuất, nhập cảnh, quá cảnh, lưu trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2019-2021 qua bài viết này nhé!
I. Đối tượng và phạm vi điều chỉnh của luật xuất nhập cảnh 2019-2021
Xác định được đôi tượng, phạm vi điều chỉnh của Luật xuất nhập cảnh 2019-2021-2021 là cơ sở để đưa ra các giải pháp và hành động cho từng đối tượng khác nhau của luật. Điều này cũng giúp nói lên quyền hạn và nhiệm vụ của mỗi đối tượng.
1.1 Đối tượng của luật xuất nhập cảnh 2019-2021-2021
Luật xuất nhập cảnh 2019-2021-2021 này áp dụng đối với các đối tượng sau:
- Cá nhân là người nước ngoài thực hiện nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh hay cư trú tại lãnh thổ Việt Nam.
- Các cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam, một số cá nhân, tổ chức Việt Nam và nước ngoài có liên quan khác.
1.2 Phạm vi điều chỉnh của luật xuất nhập cảnh 2019-2021-2021
Luật xuất nhập cảnh 2019-2021-2021 quy định về:
- Nguyên tắc, quyền, nghĩa vụ, điều kiện, trình tự và thủ tục của người nước ngoài khi muốn xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh hay cư trú tại Việt Nam.
- Quyền lợi và trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước Việt Nam cùng các cá nhân, cơ quan, tổ chức trong các hoạt động về nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh và cư trú của người nước ngoài tại nước ta.
Luật xuất nhập cảnh 2019-2021-2021
II. Cấp thị thực cho người nước ngoài theo luật xuất nhập cảnh 2019-2021-2021
Thị thực là loại phép cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam, do cơ quan có thẩm quyền cấp. Để được cấp thị thực, bạn phải đáp ứng các điều kiện và biết các trình tự sau:
2.1 Hình thức và giá trị của thị thực cho người nước ngoài
- Thị thực không được chuyển đổi mục đích và có giá trị 1 hoặc nhiều lần.
- Trẻ em dưới 14 tuổi sẽ được cấp thị thực chung hộ chiếu với người giám hộ, các trường hợp còn lại sẽ được cấp riêng.
- Thị thực có thể được cấp vào hộ chiếu hoặc cấp rời tùy theo từng trường hợp được quy định theo pháp luật.
2.2 Điều kiện để được cấp thị thực cho người nước ngoài
- Người nước ngoài phải có hộ chiếu hoặc giấy tờ được phép đi lại quốc tế.
- Người nước ngoài được cơ quan, cá nhân, tổ chức tại Việt Nam mời, bảo lãnh.
- Người nước ngoài không nằm trong các trường hợp chưa được cho phép nhập cảnh được quy định bởi pháp luật.
- Một số trường hợp cần phải có giấy tờ chứng minh mục đích nhập cảnh:
- Người nước ngoài đến đầu tư kinh doanh tại Việt Nam, phải có giấy chứng nhận đầu tư.
- Người nước ngoài làm luật sư tại Việt Nam, phải có giấy phép hành nghề.
- Người nước ngoài làm lao động tại Việt Nam, phải có giấy phép lao động.
- Người nước ngoài vào Việt Nam với mục đích học tập cần giấy xác nhận của các cơ sở giáo dục Việt nam.
Visa nhập cảnh cho người nước ngoài
2.3 Thủ tục và trình tự cấp thị thực điện tử cho người nước ngoài tại Việt Nam
Căn cứ vào khoản 9, điều 1, luật xuất nhập cảnh 2019-2021-2021 bổ sung về quy trình đăng ký thị thực điện tử cho người nước ngoài như sau:
Bước 1. Truy cập và khai báo thông tin trên trang thông tin điện tử:
Thực hiện truy cập Trang thông tin cấp thị thực điện tử của Cục xuất nhập cảnh: https://www.xuatnhapcanh.gov.vn. Tiến hành khai các thông tin cần thiết như: Đề nghị cấp thị thực điện tử, trang nhân thân hộ chiếu và tải ảnh chân dung.
Bước 2. Nộp phí cấp thị thực
Sau khi đã nhận mã hồ sơ điện tử của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh, thì thực hiện nộp phí cấp thị thực vào tài khoản của Trang thông tin cấp thị thực điện tử.
Bước 3. Xử lý yêu cầu
Trong vòng 3 ngày kể từ ngày nhận đủ thông tin, cơ quan quản lý xuất nhập cảnh sẽ trả lời người đề nghị cấp thị thực tại Trang thông tin điện tử.
Bước 4. Nhận kết quả
Người đề nghị cấp thị thực điện tử có thể sử dụng mã hồ sơ điện tử để kiểm tra và tiến hành in kết quả thị thực tại Trang thông tin cấp thị thực điện tử.
III. Quy định nhập cảnh cho người nước ngoài tại Việt nam
Nhập cảnh là việc người nước ngoài tiến vào lãnh thổ Việt Nam thông qua cửa khẩu. Để được phép nhập cảnh, người nước ngoài phải đáp ứng các yêu cầu và thủ tục sau:
3.1 Điều kiện để được cấy giấy phép nhập cảnh tại Việt Nam
Căn cứ vào khoản 11, Điều 1 Luật xuất nhập cảnh năm 2019-2021-2021, quy định người nước ngoài được nhập cảnh khi có đủ các điều kiện sau:
- Ngoài trừ trường hợp được miễn thị thực thì người nước ngoài phải có hộ chiếu hoặc các loại giấy tờ được phép đi lại quốc tế.
- Người nước ngoài không thuộc vào trường hợp chưa cho phép nhập cảnh.
3.2 Thủ tục và trình tự bảo lãnh nhập cảnh cho người nước ngoài tại Việt Nam
- Hồ sơ đề nghị
- Đơn đề nghị cấp thị thực, cấp phép nhập cảnh cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam.
- Văn bản phê duyệt của UBND cấp tỉnh về việc cho phép người nước ngoài được phép nhập cảnh vào làm việc, học tập, thăm thân và phê duyệt phương án cùng các phương tiện đưa đón, cách ly.
- Nộp kèm thông tin về chuyến bay nhập cảnh, bao gồm: Số hiệu, hành trình chuyến bay và cửa khẩu nhập cảnh trong các trường hợp nhập cảnh thông qua các cảng hàng không quốc tế.
- Trong trường hợp lần đầu thực hiện mời, bảo lãnh người nước ngoài của các tổ chức: Doanh nghiệp, tổ chức xã hội và các tổ chức khác có tư cách pháp nhân, phải gửi kèm các hồ sơ:
+ Bản sao có giấy phép hoặc quyết định về việc thành lập cơ quan, tổ chức.
+ Văn bản giới của người có thẩm quyền trong tổ chức.
- Nơi nộp hồ sơ và nhận kết quả xin nhập cảnh cho người nước ngoài
Tổ chức, cơ quan bảo lãnh, mời trực tiếp nộp hồ sơ và nhận kết quả tại Cục Quản lý xuất nhập cảnh.
- Thời hạn giải quyết
Thời gian 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ đầy đủ và hợp lệ.
- Thông báo việc giải quyết nhập cảnh
- Thông báo đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh tại cửa khẩu trong trường hợp nhập cảnh qua cửa khẩu Cảng hàng không quốc tế.
- Thông báo đến Cục Cửa khẩu - Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Bộ Quốc phòng trong trường hợp nhập cảnh qua cửa khẩu đường bộ, đường thủy, đường sắt.
IV. Cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài tại Việt Nam theo luật xuất nhập cảnh 2019-2021-2021
Thẻ tạm trú là loại giấy tờ thay cho thị thực, là loại giấy phép cho phép người nước ngoài cư trú có thời hạn tại Việt Nam, do cơ quan quản lý xuất nhập cảnh hoặc do cơ quan có thẩm quyền ngoại giao cấp.
4.1 Các trường hợp được cấp thẻ tạm trúcho người nước ngoài
Căn cứ vào điều 36, Luật xuất nhập cảnh 2019-2021-2021, người nước ngoài được cấp thẻ tạm trú bao gồm:
- Người nước ngoài cùng với thân nhân là vợ/chồng, con cái dưới 18 tuổi và người giúp việc đi cùng, là đại diện ngoại giao, đại diện các tổ chức, cơ quan quốc tế hoặc tổ chức liên Chính phủ .
- Người nước ngoài đã được cấp thị thực có các ký hiệu LV1, LV2, LĐ, TT, ĐT, NN1, DH, PV1, NN2.
4.2 Trình tự và thủ tục cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài tại Việt Nam
Căn cứ vào điều 37, Luật xuất nhập cảnh 2019-2021-2021, thủ tục cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài bao gồm:
1. Loại hồ sơ đề nghị cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài bao gồm:
- Đơn đề nghị của tổ chức, cá nhân hay cơ quan mời, bảo lãnh.
- Đơn đề nghị cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài (có dán ảnh).
- Hộ chiếu.
- Giấy tờ chứng minh khác theo quy định của pháp luật.
2. Quy trình cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài như sau:
- Cơ quan được ủy quyền của nước ngoài tại Việt Nam thực hiện gửi hồ sơ đề nghị cấp thẻ tạm trú về cơ quan có thẩm quyền thuộc Bộ Ngoại giao.
- Cơ quan, cá nhân, tổ chức mời, bảo lãnh người nước ngoài nộp hồ sơ đề nghị cấp thẻ tạm trú tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh tại địa phương.
- Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, cơ quan quản lý chuyên môn sẽ tiến hành xem xét và cấp thẻ tạm trú.
Thẻ tạm trú cho người nước ngoài tại Việt Nam
4.3 Thời hạn của thẻ tạm trú cho người nước ngoài tại Việt Nam
Căn cứ vào điều 38, Luật xuất nhập cảnh 2019-2021, thời hạn của thẻ tạm trú cho người nước ngoài bao gồm:
- Thời hạn thẻ tạm trú được cấp cho người nước ngoài sẽ ngắn hơn thời hạn còn lại của hộ chiếu ít nhất 30 ngày.
- Thẻ tạm trú có ký hiệu LV1, LV2, ĐT, NG3 và DH chỉ có thời hạn ít hơn 05 năm.
- Thẻ tạm trú có ký hiệu TT, NN1 và NN2 có thời hạn ít hơn 03 năm.
- Thẻ tạm trú có ký hiệu PV1 và LĐ có giá trị không quá 02 năm.
Luật xuất nhập cảnh 2019-2021 đã kiện toàn các khuyết điểm của bộ luật 2014. Đồng thời, giúp đỡ người nước ngoài khi lao động và làm việc tại Việt Nam có thể thuận tiện và dễ dàng hơn. Vậy nếu bạn có bất cứ thắc mắc nào cần tìm hiểu về Luật xuất nhập cảnh 2019-2021, hãy liên hệ ngay đến Hotline: 0937 997 665 để được tư vấn tốt nhất nhé!